Khách Hàng Của Laco Group

TỔNG QUAN VỀ VIETGAP

VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) là các quy định của Việt Nam về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, được áp dụng trên 3 lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.

Tiêu chuẩn VietGAP bao gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn dành cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động như sản xuất, thu hoạch, sơ chế. Tiêu chuẩn được áp dụng nhằm xây dựng tính an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và người tham gia sản xuất, bảo vệ môi trường, dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Tại sao cần áp dụng VietGAP?

  • Khẳng định chất lượng thương hiệu Việt đối với thị trường trong nước cũng như quốc tế.
  • Nâng cao giá trị thương hiệu, giá cả sản phẩm trên thị trường, đón đầu xu thế tiêu dùng xanh – sạch hiện nay.
  • Tiêu chuẩn giúp định hướng sản xuất nông nghiệp một cách bền vững, kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người.
  • Gia tăng sự gắn bó, tinh thần cống hiến của người lao động nhờ đảm bảo được những phúc lợi về sức khỏe trong suốt quá trình tham gia sản xuất.
  • Nhờ kiểm soát tốt nguồn nguyên liệu đầu vào và từng khâu sản xuất, giúp hạn chế tối đa rủi ro mất an toàn, đảm bảo hình ảnh, uy tín thương hiệu.
  • Tính năng truy xuất nguồn gốc sản phẩn cũng là một phương pháp quảng bá hình ảnh hữu hiệu cho nhà sản xuất/doanh nghiệp.

Những lưu ý khi áp dụng VietGAP

Tiêu chuẩn/ quy phạm VietGAP được biên soạn dựa trên quy định của luật pháp Việt Nam (Luật an toàn thực phẩm, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước,…), hướng dẫn của FAO và tham khảo quy định tại các tiêu chuẩn AseanGAP, GlobalGAP, EurepGAP, HACCP.

Chính vì vậy, để áp dụng tốt VietGAP cần nắm rõ một số quy định cơ bản đối với từng lĩnh vực.

Quy định VietGAP trong lĩnh vực trồng trọt:

  • Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi an toàn tại Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
  • Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho chè búp tươi an toàn tại Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 1121/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
  • Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho lúa (Ban hành kèm theo Quyết định số  2998 /QĐ-BNN-TT  ngày 9 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
  • Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho cà phê (Ban hành kèm theo Quyết định số  2999/QĐ-BNN-TT ngày 09/11/2010  của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Quy định VietGAP trong lĩnh vực chăn nuôi:

  • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn tại Việt Nam (Quyết định số 1506/QĐ-BNN- KHCN ngày 15/5/2008).
  • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gia cầm an toàn tại Việt Nam (Quyết định số 1504/QĐ-BNN- KHCN ngày 15/5/2008).
  • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi bò sữa an toàn tại Việt Nam (Quyết định số 1579/QĐ-BNN- KHCN ngày 26/5/2008).
  • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi ong an toàn tại Việt Nam (Quyết định số 1580/QĐ-BNN- KHCN ngày 26/5/2008).
  • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn trong nông hộ (Quyết định số 1947/QĐ-BNN- KHCN ngày 23/8/2011).
  • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gà an toàn trong nông hộ (Quyết định số 1948/QĐ-BNN- KHCN ngày 23/8/2011).
  • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) cho chăn nuôi bò sữa, bò thịt; dê sữa, dê thịt; lợn; gà; ngan-vịt và ong (Quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN ngày 10/11/2015)
  • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn, gà an toàn trong nông hộ (Quyết định số 2509/QĐ-BNN-CN ngày 22/06/2016).
  • Hướng dẫn Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gà an toàn trong nông hộ.

Quy định VietGAP trong lĩnh vực thủy sản:

  • Hướng dẫn áp dụng VietGAP cho nuôi thương phẩm cá tra (Quyết định số 4669/QĐ-BNN-TCTS ngày 28/10/2014).
  • Hướng dẫn áp dụng VietGAP cho cá rô phi thương phẩm (Quyết định số 1233/QĐ-BNN-TCTS ngày 11/04/2016).
  • Hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi thương phẩm tôm chân trắng và tôm sú.

Xem thêm về tiêu chuẩn GlobalGAP tại đây.

Chính sách chất lượng

  • Thỏa mãn tối đa yêu cầu hợp lý của khách hàng trên cơ sở nguồn lực sẵn có của LACO GROUP: Từng thành viên của LACO GROUP luôn nhận biết, thấu hiểu, đáp ứng nhanh chóng và chính xác yêu cầu của khách hàng và ngày càng đáp ứng hơn sự mong đợi của khách hàng.
  • Phát triển sản phẩm dịch vụ: Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của LACO GROUP.
  • Đào tạo và tái đào tạo: Chú trọng việc đào tạo và tái đào tạo nhân viên để phù hợp với việc yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng.
  • Áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2015 LACO GROUP xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 trong tất cả nghiệp vụ.

THÀNH CÔNG CỦA CHÚNG TÔI

 

Khách hàng tin tưởng Laco

2000

Năm kinh nghiệm

13+

Đối tác tin cậy

500+

Nhân lực tài năng

50+

CAM KẾT DỊCH VỤ

 





Tiêu chuẩn quản lý chất lượngTiêu chuẩn an toàn thực phẩmTiêu chuẩn an toàn lao động & trách nhiệm xã hộiDược và thực phẩm chức năngDịch vụ cho thuê ban ISOĐào tạo huấn luyệnTư vấn pháp lý - pháp luậtĐăng ký mã số, mã vạchTruy xuất nguồn gốcĐánh giá nhà cung cấpPhần mềm quản trị ISOPRO