..Trong những năm gần đây, vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề nhức. nhối không chỉ trong nước mà ngay cả trên toàn thế giới. Chúng ta đang phải đối mặt với thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm đang diễn ra, những thực phẩm bẩn, không đảm. bảo chất lượng, độ an toàn trong khâu sản xuất, chế biến.
1. THỰC TRẠNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
Theo thống kê của Bộ Y tế, từ năm 2004-2009 đã xảy ra 1.058 vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP). Trung bình 176,3 vụ/năm, số người bị ngộ động thực phẩm là 5.302 người/năm. Số người chết là 298 người (49,7 người/năm). Trung bình tỷ lệ người bị ngộ độc thực phẩm cấp tính là 7,1 người/100.000 dân trong một năm. Năm 2009, có tới 152 vụ ngộ độc thực phẩm với 5.212 người mắc phải và 31 người tử vong. So với năm 2008, số vụ ngộ độc thực phẩm năm 2009 đã giảm 53 vụ (25,9%). Số người mắc giảm 2.616 người (33,4%). Số người nhập viện giảm 1.888 người (31,3%) và số người bị tử vong giảm 26 trường hợp (42,6%).
Năm 2010, cả nước đã xảy ra 175 vụ ngộ độc thực phẩm (trong đó có 34 vụ ngộ độc trên 30 người). làm 5.664 người mắc và 42 trường hợp tử vong. So sánh số liệu trung bình trong giai đoạn năm 2006 – 2009, số vụ ngộ độc thực phẩm giảm 9,1%, số mắc giảm 17,6%. và số người tử vong giảm 19,2%. Đáng chú ý trong số 42 người chết, có tới 14 người do uống rượu có Methanol (cồn công nghiệp). chiếm 33,3 %, tiếp theo do ăn phải nấm (23,8%), ngộ độc do cá nóc cũng còn khá cao (16,7%).
Mặc dù đã có những quy định về điều kiện sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm trong chế biến, sản xuất, kinh doanh. nhưng ý thức trách nhiệm của những người sản xuất, kinh doanh còn chưa thực sự nghiêm túc. Các công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ quan, chính quyền địa phương còn lỏng lẻo, biện pháp xử lý chưa thực sự răn đe.
2. NGUYÊN NHÂN GÂY MẤT VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
- Thực phẩm nhiễm vi sinh độc hại là nguyên nhân chính yếu gây ra ngộ độ thực phẩm.
- Dùng các hóa chất cấm trong chăn nuôi, bảo quản, chế biến thực phẩm như: formol, hàn the, màu công nghiệp đặc biệt phẩm màu Sudan,…
- Các hóa chất được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm nhưng lại vượt mức hàm lượng cho phép như chất tạo ngọt tổng hợp, chất bảo quản chống mốc, chống oxy hóa…
- Dư lượng thuốc trừ sâu, diệt nấm, kim loại nặng trên rau củ quả vượt mức cho phép…
- Chất độc gốc tự nhiên có trong các loại thủy sản như cá nóc, mực xanh, con sam – con so…; độc tố có trong một số thực phẩm khác như măng, sắn,…
- Chất độc sinh ra trong quá trình bảo quản không tốt như các loại hạt ngô, đậu tương, lạc, hạt dẻ bị mốc…
- Chất độc gốc môi trường: kim loại nặng, dioxin…
3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
-
Về người tiêu dùng:
Cần nâng cao hiểu biết đến chất lượng hàng hóa, đặc biệt chất lượng thực phẩm. Mỗi người dân cần thận trọng hơn trong việc lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, rõ nguồn gốc. Khi lựa chọn, cần quan tâm đến thương hiệu, thời hạn sử dụng, các chỉ tiêu dinh dưỡng và chỉ tiêu về VSATTP ghi trên nhãn hàng để đảm bảo sức khỏe, tránh mua các sản phẩm kém chất lượng. Mỗi người cũng cần có trách nhiệm báo cáo hành vi vi phạm về VSATTP của các nhà sản xuất, kinh doanh để cơ quan chức năng kịp thời xử lý.
-
Về phía Nhà sản xuất:
Đối với các mặt hàng xuất khẩu: nhà sản xuất, kinh doanh cần đảm bảo tiêu chuẩn VSATTP. của các nước sở tại, kết hợp với sự giám sát chặt chẽ của nhà nước.
Đối với sản xuất trong nước: các nhà sản xuất kinh doanh cần phải đảm bảo tuân thủ các quy định về VSATTP theo đúng tiêu chuẩn chất lượng đã công bố. hoặc đã được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy đánh giá bởi tổ chức uy tín. Các chứng nhận các tiêu chuẩn về VSATTP như ISO 22000, HACCP, FSSC 22000, BRC, Halal…và chứng nhận đảm bảo VSATTP của sở y tế.
(Theo sở Nông nghiệp và PTNT, trung tâm nghiên cứu thực phẩm)