Khách Hàng Của Laco Group

TỔNG QUAN VỀ FSSC 22000

FSSC 22000: 2018 là tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, được xây dựng để giúp các tổ chức trong chuỗi thực phẩm, không phân biệt quy mô và độ phức tạp, trực tiếp hay gián tiếp đảm bảo và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và các bên liên quan khác.

Phiên bản FSSC 22000

FSSC 22000 là tiêu chuẩn hệ thống quản lý tích hợp giữa 2 tiêu chuẩn:

♦ ISO 22000:2018 – tiêu chuẩn Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

♦ ISO/TS 22002-1:2009 (BSI-PAS 220: 2008) – Chương trình tiên quyết trong sản xuất thực phẩm an toàn.

TẠI SAO PHẢI ÁP DỤNG FSSC 22000

  • Tiêu chuẩn trên có thể được sử dụng cho chứng nhận / đăng ký và các mục đích hợp đồng của các tổ chức tìm kiếm sự công nhận của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của họ. FSSC 22000 cung cấp sản phẩm an toàn, và bao gồm tất cả các đơn vị trong chuỗi thực phẩm, cả trực tiếp và gián tiếp chuỗi thức ăn.
  • FSSC 22000 đã được phát triển để hỗ trợ hài hòa hóa các cách tiếp cận để quản lý an toàn thực phẩm, không chỉ cho một phần của chuỗi thức ăn, nhưng cho tất cả các tổ chức trong chuỗi thực phẩm và các tổ chức cung cấp cho các chuỗi thức ăn, vật liệu và dịch vụ có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thực phẩm.
  • FSSC 22000 dựa trên nền tảng phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) và xác định các điều kiện tiên quyết để sản xuất thực phẩm an toàn (PRP).

Các tiêu chuẩn của FSSC 22000

  • FSSC 22000 hệ thống – Các yêu cầu cho bất kỳ tổ chức trong chuỗi thực phẩm.
  • ISO/TS 22002-1:2009 (BSI-PAS 220: 2008) – Chương trình tiên quyết trong sản xuất thực phẩm an toàn.
  • ISO 22003:2013- Yêu cầu đối với các cơ quan đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
  • ISO 22004:2014 hệ thống quản lý Hướng dẫn về việc áp dụng ISO 22000:2005.
  • ISO 22005:2007 Truy xuất nguồn gốc trong thức ăn và thực phẩm chuỗi – Nguyên tắc chung và các yêu cầu cơ bản cho thiết kế hệ thống và thực hiện.

Cải tiến chất lượng liên tục với PDCA

PDCA hay Chu trình PDCA (Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Điều chỉnh) là chu trình cải tiến liên tục được Tiến sĩ Deming giới thiệu cho người Nhật trong những năm 1950. Nội dung của chu trình PDCA bao gồm:

  • Plan: lập kế hoạch, xác định mục tiêu, phạm vi, nguồn lực để thực hiện, thời gian và phương pháp đạt mục tiêu.
  • Do: Đưa kế hoạch vào thực hiện.
  • Check: Dựa theo kế hoạch để kiểm tra kết quả thực hiện.
  • Action: Thông qua các kết quả thu được để đề ra những tác động điều chỉnh thích hợp nhằm bắt đầu lại chu trình với những thông tin đầu vào mới.

Chu trình PDCA cho thấy thực chất của quá trình quản lý chất lượng là sự cải tiến liên tục và không ngừng. Trên thực tế chu trình PDCA là nền tảng cho các chu trình cải tiến trong FSSC 22000. Khi một tổ chức thực hiện được chu trình PDCA cũng sẽ làm chủ được hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn FSSC 22000.

LỢI ÍCH CỦA FSSC 22000

  1.  Áp dụng cho tất cả các tổ chức trong chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu.
  2.  Tương thích với các nguyên tắc HACCP của Codex.
  3.  Tiêu chuẩn phù hợp cho việc cấp giấy chứng nhận của Tổ chức đánh giá độc lập bên thứ ba.
  4.  Tương thích trong việc tích hợp với các điều khoản hệ thống quản lý ISO 9001:2015 và ISO 14001:2015.
  5.  Hệ thống phương pháp tiếp cận, chứ không phải là cách tiếp cận sản phẩm.
  6.  Cải thiện tài liệu.
  7.  Hệ thống quản lý các chương trình điều kiện tiên quyết.
  8.  Tăng sự tích cực.
  9.  Năng động, thông tin liên lạc về các vấn đề an toàn thực phẩm với các nhà cung cấp, khách hàng, cơ quan quản lý và các bên quan tâm khác

Ngoài ra, FSSC 22000 còn là cơ sở để tích hợp các tiêu chuẩn quản lý tiên tiến khác như ISO 14001:2015, ISO 45001, ISO 50001, ISO 22000, HACCP, … Hiện nay, FSSC 22000CAA là giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực của hệ thống quản lý cho các tổ chức, Doanh nghiệp.

CÁCH THỨC ÁP DỤNG FSSC 22000

  • Bước 1: Chuẩn bị

Hiểu về FSSC 22000: DN cần nghiên cứu kỹ về FSSC 22000 và khả năng áp dụng vào DN mình. Chú ý rằng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm có thể áp dụng cho toàn bộ hoạt động hoặc chỉ sử dụng cho một số hoạt động đặc thù tại DN.

Thành lập Ban chỉ đạo ISO: Nhằm đảm bảo việc áp dụng được hiệu quả và thông suốt, DN cần thành lập một Ban chỉ đạo ISO (hoặc nhóm thực hiện đối với các DN quy mô nhỏ). Ban chỉ đạo gồm đại diện lãnh đạo và các bộ phận nằm trong phạm vi áp dụng FSSC 22000. Đại diện lãnh đạo phải là người có quyền ra quyết định và huy động những nguồn lực khi cần thiết. Phân rõ trách nhiệm của các thành viên trong Ban chỉ đạo ISO.

Đánh giá bối cảnh của DN và mong đợi của các bên liên quan: Nghiên cứu, xác định bối cảnh của tổ chức, nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan, phạm vi của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và đối chiếu với các yêu cầu của tiêu chuẩn. Việc đánh giá cần người có kiến thức về FSSC 22000 thực hiện. Xác định các công việc cần thực hiện để xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn FSSC 22000.

Lên kế hoạch: DN phải lập ra một kế hoạch cụ thể, chi tiết để thực hiện việc xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn FSSC 22000.

Đào tạo: Bao gồm đào tạo nhận thức chung về FSSC 22000 cho người lao động và phương pháp xây dựng hệ thống văn bản cho những cá nhân thực hiện chức vụ quản lý trong DN về FSSC 22000.

  • Bước 2: Lập hệ thống văn bản chất lượng

Xác định các hồ sơ, tài liệu cần thiết: Căn cứ trên thực trạng của doanh nghiệp và yêu cầu của FSSC 22000 về việc duy trì, lưu giữ “thông tin dạng văn bản”, DN xác định các hồ sơ, tài liệu, quy trình phải xây dựng mới hoặc sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu; thiết lập các quy trình để chuẩn hóa cách thức thực hiện, kiểm soát các quá trình trong hệ thống.

Xây dựng hệ thống văn bản của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm: Xây dựng chính sách, mục tiêu chất lượng; và các quy trình cần thiết kèm theo các mẫu, biểu mẫu và hướng dẫn thực hiện.

  • Bước 3: Áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn FSSC 22000

Phổ biến, hướng dẫn áp dụng: DN cần phổ biến, hướng dẫn áp dụng quy trình, tài liệu, những thay đổi cần thực hiện để áp dụng FSSC 22000 cho tất cả các nhân viên. Ban hành và áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm vào thực tế: Chính thức áp dụng FSSC 22000 vào thực tế sản xuất. Ban chỉ đạo ISO cần giám sát việc áp dụng theo đúng chức năng, nhiệm vụ, và thủ tục được mô tả trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Xem xét và cải tiến các quy trình, tài liệu nhằm đảm bảo kiểm soát công việc một cách thuận tiện, hiệu quả.

  • Bước 4: Đánh giá nội bộ

Đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ: DN tiến hành đào tạo các nhân sự phụ trách đánh giá việc thực hiện FSSC 22000 tại chính DN mình (đánh giá nội bộ).

Đánh giá nội bộ các lần: Tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ để đánh giá sự phù hợp của hệ thống và đề ra các hành động khắc phục đối với sự không phù hợp. Đánh giá nội bộ cần được duy trì thường xuyên để đảm bảo DN luôn tuân theo các yêu cầu mà tiêu chuẩn đưa ra.

Thực hiện hành động khắc phục, phòng ngừa sau mỗi lần đánh giá nội bộ.

Xem xét của lãnh đạo.

  • Bước 5: Tiến hành đánh giá chứng nhận

Lựa chọn tổ chức chứng nhận: Tổ chức chứng nhận là tổ chức thực hiện việc đánh giá và cấp chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn FSSC 22000. Về nguyên tắc, mọi chứng chỉ FSSC 22000 đều có giá trị như nhau không phân biệt tổ chức nào tiến hành cấp. Công ty có quyền lựa chọn bất kỳ tổ chức nào để đánh giá và cấp chứng chỉ.

Đánh giá trước chứng nhận: Thực hiện đánh giá trước chứng nhận nếu DN có nhu cầu. Có thể được tiến hành bởi chính nội bộ DN hoặc một tổ chức bên ngoài.

Tiến hành đánh giá chứng nhận và khắc phục sau đánh giá: Tổ chức chứng nhận tiến hành đánh giá hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm của DN. Chuẩn bị về mặt tổ chức và nguồn lực để tiến hành đánh giá.

  • Bước 6: Duy trì hệ thống sau khi chứng nhận

Chứng chỉ FSSC 22000 có hiệu lực trong 3 năm (tối đa là 4 năm). Trong thời gian này tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát định kỳ để đảm bảo hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn FSSC 22000 và luôn có hiệu lực. Chu kỳ giám sát có thể là 6 tháng, 9 tháng hoặc tối đa là 12 tháng tùy theo quy định hoặc thỏa thuận giữa khách hàng và tổ chức chứng nhận. Hết 3 năm nếu vẫn muốn chứng nhận, DN sẽ phải đăng ký đánh giá lại. Cuộc đánh giá lại được tiến hành tương tự cuộc đánh giá chứng nhận lần đầu. Chứng chỉ cấp lại cũng có hiệu lực trong 3 năm.

CHI PHÍ ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN FSSC 22000

Chi phí đánh giá chứng nhận linh động tùy thuộc vào kết quả khảo sát, đánh giá sau khi đội ngũ công ty LACO đi khảo sát, đánh giá thực trạng tại các tổ chức, doanh nghiệp nhằm mang lại chi phí phù hợp nhất cho mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Công ty LACO chúng tôi luôn đề cao chất lượng, uy tín và đặc biệt là mang lại hiệu quả về mặt kinh tế cho các tổ chức, DN khi cung cấp dịch vụ của LACO.

Chính sách chất lượng

  • Thỏa mãn tối đa yêu cầu hợp lý của khách hàng trên cơ sở nguồn lực sẵn có của LACO GROUP: Từng thành viên của LACO GROUP luôn nhận biết, thấu hiểu, đáp ứng nhanh chóng và chính xác yêu cầu của khách hàng và ngày càng đáp ứng hơn sự mong đợi của khách hàng.
  • Phát triển sản phẩm dịch vụ: Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của LACO GROUP.
  • Đào tạo và tái đào tạo: Chú trọng việc đào tạo và tái đào tạo nhân viên để phù hợp với việc yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng.
  • Áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2015 LACO GROUP xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 trong tất cả nghiệp vụ.

THÀNH CÔNG CỦA CHÚNG TÔI

 

Khách hàng tin tưởng Laco

2000

Năm kinh nghiệm

13+

Đối tác tin cậy

500+

Nhân lực tài năng

50+

CAM KẾT DỊCH VỤ

 





Tiêu chuẩn quản lý chất lượngTiêu chuẩn an toàn thực phẩmTiêu chuẩn an toàn lao động & trách nhiệm xã hộiDược và thực phẩm chức năngDịch vụ cho thuê ban ISOĐào tạo huấn luyệnTư vấn pháp lý - pháp luậtĐăng ký mã số, mã vạchTruy xuất nguồn gốcĐánh giá nhà cung cấpPhần mềm quản trị ISOPRO