Khách Hàng Của Laco Group
TỔNG QUAN VỀ BSCI
BSCI viết tắt của cụm từ Business Social Compliance Initiative – Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh ra đời năm 2003 từ đề xuất của Hiệp hội Ngoại thương (FTA). Bộ tiêu chuẩn này được thiết lập với mục đích thiết lập diễn đàn chung cho các quy tắc ứng xử và hệ thống giám sát ở châu Âu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Trong thời đại hội nhập kinh tế hiện nay, việc phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phải chịu sự cạnh tranh và thách thức. Một trong những nguyên tác cơ bản để phát triển một cách bền vững chính là xây dựng hệ thống sản xuất kinh doanh tốt đi kèm với việc cam kết và thực hiện các trách nhiệm xã hội. Hiện nay, Bộ tiêu chuẩn này nhanh chóng được các hiệp hội, tập đoàn, doanh nghiệp, các nhà nhập khẩu, nhà sản xuất hàng tiêu dùng, các công ty bán lẻ trên thế giới đánh giá cao và áp dụng. Chuẩn mực của BSCI phù hợp cho tất cả tổ chức, không phân biệt loại hình, địa điểm, quy mô, …
TẠI SAO PHẢI ÁP DỤNG BSCI
Phù hợp với các Công ước ILO, Công ước Quốc tế về Quyền Con người của Liên Hiệp Quốc, Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em và về việc loại bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ, Bản khế ước Toàn cầu của Liên Hiệp Quốc và Hướng dẫn của OECD dành cho các Doanh nghiệp Đa Quốc gia và các Hiệp định quốc tế liên quan khác, Bộ Qui tắc Ứng xử của BSCI nhằm hướng đến đảm bảo sự tuân thủ với các tiêu chuẩn xã hội và môi trường cụ thể. Khi các công ty ký kết tuân thủ theo Bộ Qui tắc Ứng Xử BSCI nghĩa là trong phạm vi ảnh hưởng của mình các công ty cam kết thừa nhận các tiêu chuẩn về xã hội và môi trường qui định trong Bộ Qui tắc Ứng xử này và đảm bảo trong các chính sách của mình sẽ có các biện pháp phù hợp để triển khai thực hiện và tuân thủ. Ngoài ra, các công ty cung ứng phải đảm bảo Bộ Qui tắc Ứng xử này cũng sẽ được tuân thủ bởi các nhà thầu phụ của mình có tham gia trong các quy trình sản xuất từ các giai đoạn bắt đầu cho đến khi sản phẩm được hoàn thành.
Bộ quy tắc ứng xử BSCI là nền tảng cốt lõi của BSCI với 10 yêu cầu lao động mà các công ty tham gia BSCI cần phải tuân thủ thực hiện. Ngoài ra, Bộ quy tắc ứng xử BSCI 2.0 ra đời năm 2014 phản ánh các tiêu chuẩn quốc tế lao động quan trọng nhất nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động như: Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và các tuyên bố quan trọng khác của Liên Hiệp Quốc, hướng dẫn của OECD cho các doanh nghiệp đa quốc gia và Hiệp ước Toàn cầu của Liên Hợp Quốc. Bộ quy tắc ứng xử BSCI 2.0 bao gồm 11 quy tắc:
- Quyền tự do lập hiệp hội và quyền đàm phán tập thể
- Không phân biệt đối xử.
- Trả lương công bằng.
- Giờ làm việc xứng đáng.
- Sức khỏe và an toàn lao động.
- Không sử dụng lao động trẻ em
- Bảo vệ đặc biệt đối với lao động trẻ tuổi.
- Không cung cấp việc làm tạm thời.
- Không sử dụng lao động lệ thuộc.
- Bảo vệ môi trường.
- Hành vi kinh doanh có đạo đức.
TƯ VẤN – ĐÀO TẠO CHỨNG NHẬN BSCI
1. Trách nhiệm của ban quản lý:
- Thông báo cho các nhà cung ứng về nội dung của bộ quy tắc ứng xử BSCI
- Thành lập một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của công ty để phụ trách các vấn đề liên quan đến bộ quy tắc ứng xử BSCI
- Bổ nhiệm một hoặc nhiều nhân viên trong ban quản lý để phụ trách triển khai thực hiện bộ quy tắc ứng xử BSCI
- Kiểm tra, giám sát sự tuân thủ bộ quy tắc ứng xử BSCI của công ty và triển khai thực hiện các thay đổi cần thiết tại các đơn vị, cơ sở sản xuất của công ty.
2. Ý thức người lao động:
- Tuyên bố sự ủng hộ của ban quản lý đối với các nguyên tắc quy định trong bộ quy tắc ứng xử BSCI với toàn thể người lao động và hướng dẫn cho người lao động của mình và của các nhà thầu phụ về nội dung của bộ quy tắc ứng xử BSCI. Công ty phải dịch toàn bộ bộ quy tắc ứng xử BSCI và treo/ dán tại những nơi nổi bật trong nhà máy. Người lao động cũng phải được phổ biến bằng lời về các thông tin liên quan đến bộ quy tắc ứng xử BSCI bằng ngôn ngữ mà họ có thể hiểu được.
- Đào tạo, huấn luyện người lao động thường xuyên về an toàn trong môi trường làm việc và về tác động của các hoạt động của họ đối với xã hội và môi trường.
3. Lưu trữ hồ sơ:
- Lưu trữ hồ sơ về tên tuổi, thời gian làm việc và lương bổng chi trả cho toàn bộ người lao động và đảm bảo các hồ sơ, giấy tờ này luôn sẵn có để trình cho các chuyên gia kiểm tra của BSCI khi họ yêu cầu.
- Lập hồ sơ, lưu trữ về các vị trí hay khu vực có nguyên vật liệu nguy hiểm, hóa chất độc hại và các mối nguy tiềm ẩn khác
- Kiểm tra, giám sát và bảo dưỡng các thiết bị bảo hộ an toàn của máy móc và nguyên vật liệu.
- Cập nhật tài liệu, hồ sơ về các yêu cầu và luật định liên quan.
4. Khiếu nại và hành động khắc phục:
- Bổ nhiệm một nhân viên phụ trách xử lý các đơn thư khiếu nại các vấn đề lien quan đến BSCI
- Lập hồ sơ và tiến hành điều tra nội dung các đơn thư khiếu nại do người lao động hoặc do bên thứ 3 gửi liên quan đến BSCI và sau khi điều tra cần phải thông tin lại bản chất của vấn đề có thật hay không và các biện pháp khắc phục cần thiết để giải quyết vấn đề đó.
- Tạo điều kiện và chuẩn bị các nguồn lực cần thiết để triển khai thực hiện các biện pháp khắc phục cần thiết.
- Không sa thải hay áp dụng các biện pháp xử lý kỷ luật khác chống lại người lao động đã có hành động cung cấp thông tin liên quan đến việc tuân thủ quy tắc ứng xử BSCI
5. Các nhà cung ứng và thầu phụ:
- Xem xét các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội và tuân thủ bộ quy tắc ứng xử BSCI như một điều kiện cần để ký kết hợp đồng với nhà cung ứng.
- Yêu cầu các nhà cung ứng báo cáo thường xuyên về việc tiến hành triển khai bộ quy tắc ứng xử BSCI
6. Kiểm tra, giám sát:
- Cung cấp cho các thành viên của BSCI tất cả những thông tin liên quan đến hoạt động và tất cả các địa điểm sản xuất của họ
- Cho phép các đợt kiểm tra tất cả các nhà máy, cơ sở sản xuất hàng hóa của họ và tất cả các nhà thầu phụ vào bất kỳ thời điểm nào dù có báo trước hay không báo trước – được tiến hành bởi tổ chức đại diện cho các thành viên của BSCI.
LỢI ÍCH CỦA BSCI
- Sản phẩm được tạo ra không từ những lao động bị áp bức, cưỡng bức, lao động trẻ em.
- Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu, có thể dễ dàng xuất khẩu cho các nước trong khối châu Âu, Châu Mỹ.
- Tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu và lợi nhuận.
- Giải phóng được công việc mang tính chất tập trung sự vụ của lãnh đạo. Giúp lãnh đạo có nhiều thời gian tập trung vào thực hiện chiến lược mang tầm vĩ mô hơn.
- Các hoạt động có tính hệ thống, mọi người đoàn kết, môi trường làm việc thoải mái.
- Nâng cao năng suất lao động…
CÁCH THỨC ÁP DỤNG CHỨNG NHẬN BSCI
Cam kết: Những người tham gia cam kết thực hiện Bộ luật ứng xử BSCI như là một phần của mối quan hệ kinh doanh của họ với các nhà sản xuất, cho thấy sự sẵn sàng để cải thiện điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng của họ.
♦ Phù hợp: Chúng tôi cung cấp một hệ thống duy nhất và thống nhất cho các nhà sản xuất trên toàn thế giới bao gồm một quy tắc ứng xử và một quá trình thực hiện, bảo đảm tính thống nhất và so sánh trong đánh giá.
♦ Toàn diện: Hệ thống tuân thủ xã hội BSCI là áp dụng cho cả các công ty lớn và nhỏ và bao gồm tất cả các sản phẩm sản xuất công nghiệp có nguồn gốc từ bất cứ quốc gia nào.
♦ Phát triển theo định hướng: BSCI không phải là một chương trình chứng nhận. Chúng tôi cung cấp một phương pháp tiếp cận phát triển từng bước giúp các nhà sản xuất thực hiện các quy tắc ứng xử dần dần. Các nhà sản xuất đáp ứng tất cả các yêu cầu BSCI được khuyến khích đi xa hơn và đạt được thực tế của chúng tôi tốt nhất, hệ thống quản lý xã hội SA8000 và cấp giấy chứng nhận phát triển bởi Trách nhiệm Xã hội Quốc tế (SAI).
♦ Đáng tin cậy: BSCI chỉ sử dụng, các công ty đánh giá có kinh nghiệm và độc lập bên ngoài để thực hiện đánh giá.
♦ Tập trung vào các quốc gia có nguy cơ: BSCI tập trung vào các quốc gia có nguy cơ mà vi phạm các quyền của người lao động xảy ra thường xuyên như là: Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ. . .
♦ Hiệu quả: Sẵn có hệ thống cơ sở dữ liệu về các nhà sản xuất để tránh trùng lặp kiểm tra tại các nhà máy đã có trong hệ thống.
♦ Dựa trên tri thức: Tích hợp nghiên cứu ở cấp độ sản xuất để phát triển kiến thức và kỹ năng về cách cải thiện điều kiện làm việc trong nhà máy.
♦ Hợp tác: BSCI nuôi dưỡng sự tham gia của các bên liên quan ở châu Âu và các nước sản xuất.
CHI PHÍ ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN BSCI
Chi phí đánh giá chứng nhận linh động tùy thuộc vào kết quả khảo sát, đánh giá sau khi đội ngũ công ty LACO đi khảo sát, đánh giá thực trạng tại các tổ chức, doanh nghiệp nhằm mang lại chi phí phù hợp nhất cho mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Công ty LACO chúng tôi luôn đề cao chất lượng, uy tín và đặc biệt là mang lại hiệu quả về mặt kinh tế cho các tổ chức, DN khi cung cấp dịch vụ của LACO.
Chính sách chất lượng
- Thỏa mãn tối đa yêu cầu hợp lý của khách hàng trên cơ sở nguồn lực sẵn có của LACO GROUP: Từng thành viên của LACO GROUP luôn nhận biết, thấu hiểu, đáp ứng nhanh chóng và chính xác yêu cầu của khách hàng và ngày càng đáp ứng hơn sự mong đợi của khách hàng.
- Phát triển sản phẩm dịch vụ: Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của LACO GROUP.
- Đào tạo và tái đào tạo: Chú trọng việc đào tạo và tái đào tạo nhân viên để phù hợp với việc yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng.
- Áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2015 LACO GROUP xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 trong tất cả nghiệp vụ.
THÀNH CÔNG CỦA CHÚNG TÔI
Khách hàng tin tưởng Laco
2000
Năm kinh nghiệm
13+
Đối tác tin cậy
500+
Nhân lực tài năng
50+
CAM KẾT DỊCH VỤ