












































ISO 17025 là bộ các tiêu chuẩn quốc tế do Tổ Chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (ISO) ban hành:
Phiên bản lần thứ nhất (1999) của tiêu chuẩn này được ban hành là kết quả đúc kết từ kinh nghiệm chung trong việc thực hiện ISO/IEC Guide 25 và EN 45001 và thay thế cả hai tiêu chuẩn này. Phiên bản lần thứ hai của tiêu chuẩn ISO/IEC 17025, các điều của tiêu chuẩn được sửa đổi và bổ sung chỉ khi cần thiết để phù hợp với ISO 17025. Các tổ chức công nhận thừa nhận năng lực của các phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn cần sử dụng tiêu chuẩn này là cơ sở cho việc công nhận. Việc sử dụng tiêu chuẩn này sẽ tạo điều kiện cho sự hợp tác giữa các PTN và các tổ chức khác nhằm hỗ trợ việc trao đổi thông tin và kinh nghiệm và làm hài hoà các tiêu chuẩn và thủ tục.
Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (International Organization for Standardization – ISO) được thành lập năm 1947, trụ sở chính đặt tại Geneve, Thuỵ Sĩ. ISO có khoảng hơn 200 ban kỹ thuật (TC) có nhiệm vụ biên soạn và đã ban hành hơn 13.500 tiêu chuẩn bao gồm các tiêu chuẩn kỹ thuật và các tiêu chuẩn về quản lý. Hiện nay có hơn 140 nước tham gia vào tổ chức quốc tế này trong đó có Việt Nam tham gia từ năm1977.
Cam kết của lãnh đạo đối với việc thực hiện ISO 17025 và việc áp dụng hệ thống quản lý đối với PTN là điều kiện tiên quyết đối với sự thành công trong việc áp dụng và duy trì hệ thống quản lý ISO 17025.
Bước 1:
Tìm hiểu tiêu chuẩn và xác định phạm vi áp dụng. Lãnh đạo cần thấu hiểu ý nghĩa của ISO 17025 trong việc áp dụng đối với PTN, định hướng các hoạt động, xác định mục tiêu và các điều kiện áp dụng cụ thể.
Bước 2:
Lập ban chỉ đạo dự án ISO 17025. Việc áp dụng ISO 17025 là một dự án lớn, vì vậy cần có một ban chỉ đạo ISO 17025 tại PTN, bao gồm đại diện lãnh đạo và đại diện của các bộ phận trong phạm vi áp dụng ISO 17025. Cần bổ nhiệm Đại diện lãnh đạo về kỹ thuật để thay lãnh đạo trong việc chỉ đạo áp dụng hệ thống quản lý ISO 17025 và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về các hoạt động kỹ thuật của PTN
Bước 3:
Đánh giá thực trạng của PTN so với các yêu cầu của tiêu chuẩn. Cần rà soát các hoạt động theo định hướng quá trình, xem xét yêu cầu nào không áp dụng và mức độ đáp ứng hiện tại của các hoạt động trong PTN. Việc đánh giá này làm cơ sở để xác định những hoạt động cần thay đổi hay bổ sung để từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết.
Bước 4:
Thiết kế hệ thống và lập văn bản hệ thống ISO 17025. Hệ thống tài liệu phải được xây dựng và hoàn chỉnh để đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn và các yêu cầu điều hành của PTN bao gồm:
Bước 7:
Đánh giá do tổ chức Công nhận (Bureau of Accreditation) tiến hành để đánh giá tính phù hợp của hệ thống theo yêu cầu tiêu chuẩn ISO 17025 và cấp chứng chỉ công nhận năng lực của PTN.
Bước 8:
Duy trì hệ thống ISO 17025 sau khi chứng nhận. Sau khi khắc phục các vấn đề còn tồn tại phát hiện qua đánh giá chứng nhận, PTN cần tiếp tục duy trì và cải tiến các hoạt động đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn và để không ngừng cải tiến hệ thống, nâng cao hiệu quả quản lý của PTN nên sử dụng tiêu chuẩn ISO 17025 để cải tiến liên tục hệ thống của mình.
Chi phí đánh giá chứng nhận linh động tùy thuộc vào kết quả khảo sát, đánh giá sau khi đội ngũ công ty LACO đi khảo sát, đánh giá thực trạng tại các tổ chức, doanh nghiệp nhằm mang lại chi phí phù hợp nhất cho mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Công ty LACO chúng tôi luôn đề cao chất lượng, uy tín và đặc biệt là mang lại hiệu quả về mặt kinh tế cho các tổ chức, DN khi cung cấp dịch vụ của LACO.
Khách hàng tin tưởng Laco
2000
Năm kinh nghiệm
13+
Đối tác tin cậy
500+
Nhân lực tài năng
50+