












































ISO 22000: 2018 là tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, được xây dựng để giúp các tổ chức trong chuỗi thực phẩm, không phân biệt quy mô và độ phức tạp, trực tiếp hay gián tiếp đảm bảo và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và các bên liên quan khác.
Phiên bản ISO 22000:2018
ISO 22000:2018 được ban hành vào ngày 19/06/2018 bởi Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO, thay thế cho phiên bản ISO 22000:2005. Đây là tiêu chuẩn mới nhất quy định cụ thể các yêu cầu cơ bản cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FMS)
Tiêu chuẩn trên có thể được sử dụng cho chứng nhận / đăng ký và các mục đích hợp đồng của các tổ chức tìm kiếm sự công nhận của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của họ. ISO 22000:2018 cung cấp sản phẩm an toàn, và bao gồm tất cả các đơn vị trong chuỗi thực phẩm, cả trực tiếp và gián tiếp chuỗi thức ăn.
ISO 22000: 2018 đã được phát triển để hỗ trợ hài hòa hóa các cách tiếp cận để quản lý an toàn thực phẩm, không chỉ cho một phần của chuỗi thức ăn, nhưng cho tất cả các tổ chức trong chuỗi thực phẩm và các tổ chức cung cấp cho các chuỗi thức ăn, vật liệu và dịch vụ có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thực phẩm.
ISO 22000: 2018 dựa trên nền tảng phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) và xác định các điều kiện tiên quyết để sản xuất thực phẩm an toàn (PRP).
ISO 22000:2018 ra đời góp phần quan trọng trong việc kiểm soát chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm giảm thiểu rủi ro về sức khỏe con người. Là phiên bản nâng cấp của ISO 22000:2005, ISO 22000:2018 là hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm toàn diện cho các doanh nghiệp muốn chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, bởi nó là sự kết hợp hài hòa giữa cấu trúc hệ thống quản lý ISO 9001:2015, chương trình tiên quyết GMP và các nguyên tắc của HACCP.
Việc áp dụng ISO 22000:2018 giúp cho các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chế biến thực phẩm hay hoạt động du lịch đảm bảo được an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo được sự uy tín đối với khách hàng làm gia tăng giá trị thương hiệu.
Tiếp cận theo quá trình.
Trong DN, mọi hoạt động, hay tập hợp các hoạt động sử dụng các nguồn lực để biến đầu vào thành đầu ra có thể xem như một quá trình.
Để hoạt động có hiệu quả, DN phải xác định và quản lý nhiều quá trình có liên quan và tương tác lẫn nhau. Thông thường, đầu ra của một quá trình sẽ trực tiếp tạo thành đầu vào của quá trình tiếp theo. Việc xác định một cách hệ thống và quản lý các quá trình được triển khai trong DN, và đặc biệt quản lý sự tương tác giữa các quá trình đó được gọi là cách tiếp cận theo quá trình. Tiếp cận theo quá trình xem xét tính liên tục và sự tương tác cả đầu vào cũng như đầu ra của các quá trình. Qua đó giúp DN xây dựng hệ thống quản lý chất lượng cho kết quả mong muốn một cách tối ưu nhất, tăng khả năng nhận biết và tiến hành các hoạt động cải tiến để tăng hiệu lực và hiệu quả của quá trình.
PDCA hay Chu trình PDCA (Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Điều chỉnh) là chu trình cải tiến liên tục được Tiến sĩ Deming giới thiệu cho người Nhật trong những năm 1950. Nội dung của chu trình PDCA bao gồm:
Plan: lập kế hoạch, xác định mục tiêu, phạm vi, nguồn lực để thực hiện, thời gian và phương pháp đạt mục tiêu.
Do: Đưa kế hoạch vào thực hiện.
Check: Dựa theo kế hoạch để kiểm tra kết quả thực hiện.
Action: Thông qua các kết quả thu được để đề ra những tác động điều chỉnh thích hợp nhằm bắt đầu lại chu trình với những thông tin đầu vào mới.
Chu trình PDCA cho thấy thực chất của quá trình quản lý chất lượng là sự cải tiến liên tục và không ngừng. Trên thực tế chu trình PDCA là nền tảng cho các chu trình cải tiến trong ISO 22000. Khi một tổ chức thực hiện được chu trình PDCA cũng sẽ làm chủ được hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 22000.
Ngoài ra, ISO 22000:2018 còn là cơ sở để tích hợp các tiêu chuẩn quản lý tiên tiến khác như ISO 14001:2015, ISO 45001, ISO 50001, FSSC 22000, HACCP, … Hiện nay, ISO 22000:2018 là giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực của hệ thống quản lý cho các tổ chức, Doanh nghiệp.
Bước 1: Chuẩn bị
Bước 2: Lập hệ thống văn bản chất lượng
Bước 3: Áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018
Bước 4: Đánh giá nội bộ
Bước 5: Tiến hành đánh giá chứng nhận
Bước 6: Duy trì hệ thống sau khi chứng nhận
Chi phí đánh giá chứng nhận linh động tùy thuộc vào kết quả khảo sát, đánh giá sau khi đội ngũ công ty LACO đi khảo sát, đánh giá thực trạng tại các tổ chức, doanh nghiệp nhằm mang lại chi phí phù hợp nhất cho mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Công ty LACO chúng tôi luôn đề cao chất lượng, uy tín và đặc biệt là mang lại hiệu quả về mặt kinh tế cho các tổ chức, DN khi cung cấp dịch vụ của LACO.
Khách hàng tin tưởng Laco
2000
Năm kinh nghiệm
13+
Đối tác tin cậy
500+
Nhân lực tài năng
50+