












































ISO 45001 là hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. ISO 45001 được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001. Nhưng ISO 45001 không phải là thay đổi hay bản cập nhật của OHSAS 18001, mà nó là bản thay thế OHSAS 18001 bởi những điểm khác biệt. Vậy ISO 45001 có những điểm gì khác biệt so với OHSAS 18001, chúng ta sẽ đề cập vào bài viết sau.
Hiện nay phiên bản mới nhất là ISO 45001:2018 vừa được ban hành vào tháng 3/2018, là một bước tiến quan trọng trong việc ngăn chặn, giảm thiểu rủi ro tai nạn lao động. Dù là nhân viên hay cấp quản lý, chúng ta cần phải nhận thức được sự an toàn trong lao động, không để ảnh hưởng tới bất kỳ ai bởi những sự việc đáng tiếc không may xảy ra. ISO 45001 là một tiêu chuẩn mới về an toàn và sức khỏe lao động (OH&S) và nó là một trong những tiêu chuẩn được chờ đợi nhất trên thế giới. Vậy nó mang lại những lợi ích gì?
Dù chúng ta có chấp nhận hay không, ISO 45001 cũng đóng 1 phần vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh doanh của 1 tổ chức, doanh nghiệp. Vì sao?
Việc áp dụng ISO không những mang lại lợi ích cho việc phát triển kinh doanh mà còn mang lại lợi ích cho chiến lược phát triển của tổ chức lâu dài. ISO 45001 đã đóng 1 vai trò thực sự quan trọng trông bối cảnh phát triển kinh tế ngày nay, cũng như sự phát triển của khoa học công nghệ nhưng đằng sau cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Lợi ích dễ nhận thấy nhất của chứng chỉ ISO 45001: 2018 là việc có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Nhiều khách hàng yêu cầu các sản phẩm và dịch vụ có thương hiệu với chất lượng cao nhất có cam kết bảo vệ môi trường, sức khỏe người lao động. Thông qua các quy trình theo tiêu chuẩn, ISO 45001: 2018 giúp đảm bảo yêu cầu của khách hàng về mặt chất lượng sản phẩm. Bằng cách liên tục cải thiện chất lượng sản phẩm và quy trình, doanh nghiệp có thể làm tốt hơn mong đợi của khách hàng – có nghĩa là tăng khả năng khách hàng trở lại những lần tiếp theo trong tương lai.
Một khi doanh nghiệp đạt được chứng nhận ISO 45001, có thể quảng cáo về chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của bạn và đáp ứng các yêu cầu trích dẫn (OH & SMS) từ các công ty chứng nhận ISO 45001 là “không thể thiếu”. Chứng nhận ISO 45001 có thể mở ra nhiều thị trường mới.
ISO 45001:2018 là một hệ thống quản lý chất lượng và đánh giá mội trường làm việc. Vì vậy, khi áp dụng ISO 45001:2018, doanh nghiệp có thể mong đợi sự gia tăng trong chất lượng của mỗi sản phẩm và toàn bộ quá trình tổ chức. Điều này bao gồm hệ thống quản lý an toàn, quy trình đào tạo và cả bảng phân công nhân viên.
Chất lượng có nghĩa là bất cứ thứ gì bạn sản xuất sẽ như là khách hàng mong đợi. Doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng không chỉ các yêu cầu đã nêu – mà còn phải đáp ứng nhiều yêu cầu ngụ ý của họ. Chất lượng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ ít sự phàn nàn hơn và làm tốt hơn các công việc.
ISO 45001:2018 có thể thúc đẩy và trao quyền cho nhân viên. Một hệ thống quản lý chất lượng thiết thực cung cấp cho nhân viên tất cả mọi thứ họ cần để thực hiện tốt: nhiệm vụ mục tiêu rõ ràng, các công cụ cần thiết để thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch, và nhanh chóng có phản hồi đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên. Một hệ thống quản lý chất lượng thiết thực tại doanh nghiệp sẽ giúp ích rất nhiều trong việc xây dựng văn hóa làm việc chuyên nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển vững vàng.
Hệ thống quản lý chất lượng ISO 45001 là không hoàn hảo bởi thực chất không có quá trình nào và không ai là hoàn hảo. (Tại sao tiêu chuẩn lại dành một điều khoản để “cải tiến liên tục”?) Một hệ thống quản lý chất lượng tốt sẽ giúp các công ty, doanh nghiệp tiếp cận hiệu quả hơn. Khi quy trình của bạn cải thiện, trở nên nhất quán hơn, và doanh nghiệp sẽ đạt được các mục tiêu với tính chính xác cao hơn, bạn sẽ thấy các kết quả hữu hình. Đồng nghĩa với việc sự lãng phí trong quy trình sẽ giảm đi.
Sự lãng phí là tiền sẽ mất đi mãi mãi. Chất lượng kém và không hiệu quả chính là nguyên nhân dẫn đến sự lãng phí. Kết quả không hiệu quả xuất phát từ sự biến đổi và các quá trình không nhất quán. Giảm sự thay đổi, cải tiến sự nhất quán, và doanh nghiệp sẽ hạn chế sự lãng phí.
Đối với các tổ chức lần đầu tiếp cận với ISO 45001, việc áp dụng ISO 45001 như thế nào còn tùy thuộc vào mức độ hiểu biết của các doanh nghiệp về các hệ thống quản lý ISO. ISO 45001 sử dụng Phụ lục SL, do đó sử dụng chung cấu trúc cấp cao (HLS), các văn bản, thuật ngữ, định nghĩa với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO khác được sửa đổi gần đây như ISO 9001: 2015 (quản lý chất lượng) và ISO 14001: 2015 (quản lý môi trường). Nếu doanh nghiệp đã áp dụng các hệ thống quản lý này, thì ISO 45001 cũng tương tự và tổ chức bạn chỉ cần thực hiện và khắc phục “các lỗ sai hỏng” trong hệ thống.
Ngược lại, nếu doanh nghiệp chưa hiểu biết gì về ISO 45001, thì mọi thứ có thể sẽ phức tạp hơn một chút. Tiêu chuẩn này không dễ hiểu khi bạn chỉ đọc nó như là đọc một cuốn sách bình thường. Quan trọng ở đây là bạn cần phải nhận ra tất cả các điểm kết nối giữa các điều khoản cụ thể.
Tiếp cận theo quá trình.
Trong DN, mọi hoạt động, hay tập hợp các hoạt động sử dụng các nguồn lực để biến đầu vào thành đầu ra có thể xem như một quá trình.
Để hoạt động có hiệu quả, DN phải xác định và quản lý nhiều quá trình có liên quan và tương tác lẫn nhau. Thông thường, đầu ra của một quá trình sẽ trực tiếp tạo thành đầu vào của quá trình tiếp theo. Việc xác định một cách hệ thống và quản lý các quá trình được triển khai trong DN, và đặc biệt quản lý sự tương tác giữa các quá trình đó được gọi là cách tiếp cận theo quá trình. Tiếp cận theo quá trình xem xét tính liên tục và sự tương tác cả đầu vào cũng như đầu ra của các quá trình. Qua đó giúp DN xây dựng hệ thống quản lý chất lượng cho kết quả mong muốn một cách tối ưu nhất, tăng khả năng nhận biết và tiến hành các hoạt động cải tiến để tăng hiệu lực và hiệu quả của quá trình.
PDCA hay Chu trình PDCA (Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Điều chỉnh) là chu trình cải tiến liên tục được Tiến sĩ Deming giới thiệu cho người Nhật trong những năm 1950. Nội dung của chu trình PDCA bao gồm:
Plan: lập kế hoạch, xác định mục tiêu, phạm vi, nguồn lực để thực hiện, thời gian và phương pháp đạt mục tiêu.
Do: Đưa kế hoạch vào thực hiện.
Check: Dựa theo kế hoạch để kiểm tra kết quả thực hiện.
Action: Thông qua các kết quả thu được để đề ra những tác động điều chỉnh thích hợp nhằm bắt đầu lại chu trình với những thông tin đầu vào mới.
Chu trình PDCA cho thấy thực chất của quá trình quản lý chất lượng là sự cải tiến liên tục và không ngừng. Trên thực tế chu trình PDCA là nền tảng cho các chu trình cải tiến trong ISO 45001. Khi một tổ chức thực hiện được chu trình PDCA cũng sẽ làm chủ được hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 45001.
Hệ thống quản lý sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp
Ngoài ra, ISO 45001:2015 còn là cơ sở để tích hợp các tiêu chuẩn quản lý tiên tiến khác như ISO 14001:2015, ISO 9001, ISO 50001, ISO 22000, HACCP, … Hiện nay, ISO 45001:2015 là giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực của hệ thống quản lý cho các tổ chức và Doanh nghiệp.
Chi phí đánh giá chứng nhận linh động tùy thuộc vào kết quả khảo sát, đánh giá sau khi đội ngũ công ty LACO đi khảo sát, đánh giá thực trạng tại các tổ chức, doanh nghiệp nhằm mang lại chi phí phù hợp nhất cho mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Công ty LACO chúng tôi luôn đề cao chất lượng, uy tín và đặc biệt là mang lại hiệu quả về mặt kinh tế cho các tổ chức, DN khi cung cấp dịch vụ của LACO.
Khách hàng tin tưởng Laco
2000
Năm kinh nghiệm
13+
Đối tác tin cậy
500+
Nhân lực tài năng
50+