“Siêu Hiệp định” RCEP – Doanh nghiệp Việt được gì?

Sáng ngày 15/11/2020, hiệp định RCEP đã được ký kết bởi 15 nước thành viên. Với 8 năm nỗ lực đàm phán giữa các bên, RCEP được xem là “siêu Hiệp định”, có thể tạo ra khu vực thương mại tự do lớn nhất toàn cầu. Vậy doanh nghiệp Việt Nam sẽ có được những lợi ích gì từ RCEP?

Hiệp định RCEP là gì?

RCEP là Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện với 15 nước thành viên bao gồm: Brunei, Malaysia, Singapore, Việt Nam, Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar, Philippines, Thái Lan, Nhật Bản, New Zealand, Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc, đã chính thức được ký kết sáng ngày 15/11/2020. RCEP hứa hẹn sẽ tạo nên thị trường quy mô 26.200 tỷ USD, 22 tỷ người và trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới. Giữa bối cảnh bất ổn của các chuỗi cung ứng hiện nay, Hiệp định hướng tới mục tiêu thiết lập thị trường xuất khẩu ổn định, lâu dài cho các nước ASEAN.

Trích lược từ bài viết Hiệp định RCEP có ý nghĩ gì với Việt Nam – VnExpress (Xem bài viết gốc tại đây).

Xem thêm bài viết sự khác nhau giữa RCEP và TPP tại đây.

Doanh nghiệp Việt Nam được gì từ “siêu Hiệp định RCEP”?

Lợi ích lớn nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam chính là mở rộng thị trường hợp tác, kinh doanh, gia tăng cơ hội xuất khẩu hàng hóa nhờ vào việc đơn giản hóa các thủ tục hải quan, tạo không gian kết nối sản xuất chung cho toàn ASEAN. RCEP được xem là cầu nối để các doanh nghiệp Việt tham gia vào chuỗi cung ứng khu vực và trên toàn cầu.

Bên cạnh đó, các nước thành viên của RCEP hầu hết đều có nhu cầu nhập khẩu các loại hàng hóa thuộc về thế mạnh của Việt Nam như nông sản và thủy sản.

Hơn nữa, RCEP thiết lập một quy tắc xuất xứ chung, cho phép những nhà xuất khẩu (thành viên RCEP) sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào có nguồn gốc từ các thành viên khác để đủ điều kiện tiếp cận ưu đãi khi giao dịch trong khối.

Trích lược từ bài viết Bộ trưởng bộ Công thương nói gì về “siêu hiệp định” RCEP – Tuổi Trẻ Online (Xem bài viết gốc tại đây)

Xem thêm bài viết 5 nhóm ngành, mặt hàng giúp Việt Nam hưởng lợi nhiều nhất từ RCEP tại đây.

Có đủ lý do để doanh nghiệp Việt kỳ vọng vào sự tăng trưởng trong tương lại gần

RCEP được ký kết khẳng định những nỗ lực khôi phục kinh tế hậu COVID-19 của các nước thành viên tham gia. Hiệp định sẽ thúc đẩy mạnh mẽ chuỗi cung ứng của vùng và giúp nền kinh tế Việt Nam và ASEAN phát triển thịnh vượng. Bên cạnh đó, với sự tham gia của Việt Nam cho thấy vị thế ngày càng cao của chúng ta trên thị trường quốc tế. Do đó, RCEP có thể giúp các công ty Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, tham gia vào chuỗi cung ứng vùng và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Trích lược từ bài viết RCEP được ký kết cho thấy vị thế ngày càng cao của Việt Nam – Vn Economy (Xem bài viết gốc tại đây)

Tuy nhiên, phải còn mất khoảng 18 tháng nữa để “siêu Hiệp định” RCEP được thông qua. Trong khoảng thời gian đó, chính phủ sẽ nỗ lực để thương thảo những điều khoản có lợi nhất cho Việt Nam. Đứng ở vai trò những người trực tiếp tham gia vào sân chơi trong tương lai, doanh nghiệp cần nỗ lực nhiều hơn nữa, để gia tăng năng lực cạnh tranh trên đấu trường quốc tế.

Trích lược từ bài viết Doanh nghiệp Việt Nên kỳ vọng gì vào RCEP – Trung tâm WTO (Xem thêm bài viết gốc tại đây).

Liên hệ ngay để được tư vấn và hỗ trợ thông tin!





Tiêu chuẩn quản lý chất lượngTiêu chuẩn an toàn thực phẩmTiêu chuẩn an toàn lao động & trách nhiệm xã hộiDược và thực phẩm chức năngDịch vụ cho thuê ban ISOĐào tạo huấn luyệnTư vấn pháp lý - pháp luậtĐăng ký mã số, mã vạchTruy xuất nguồn gốcĐánh giá nhà cung cấpPhần mềm quản trị ISOPRO

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *