Những lo lắng của doanh nghiệp khi thực hiện chuẩn hóa hệ thống

Đứng trước những yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường và người tiêu dùng, doanh nghiệp buộc phải không ngừng cải tiến, tự hoàn thiện. Đặc biệt, công tác chuẩn hóa hệ thống được xem là yếu tố tiên quyết giúp tối đa lợi nhuận, tối thiểu chi phí. Tuy nhiên, do chưa có định hướng cụ thể nên nhiều doanh nghiệp còn tỏ ra lo lắng, trì hoãn thực hiện hoạt động này.

Chuẩn hóa hệ thống là gì?

Hệ thống trong doanh nghiệp bao gồm toàn bộ quy trình vận hành – sản xuất – kinh doanh, nhân sự và các thiết bị, công cụ, máy móc liên quan. Chuẩn hóa hệ thống tức là xây dựng một quy trình tối ưu nhất nhằm phát huy toàn bộ hiệu suất làm việc của nhân sự và máy móc, công cụ. Bên cạnh đó, hoạt cũng nhằm tạo ra các thang đo lường, kiểm soát chặt chẽ, dự báo, phân tích các rủi ro, lập kế hoạch phòng ngừa, khắc phục.

Chuẩn hóa hệ thống cần được áp dụng đồng bộ, liên tục, duy trì trong khoảng thời gian dài và không ngừng cải tiến để thích ứng với sự phát triển bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp.

Chuẩn hóa hệ thống để đón đầu những cơ hội mới: Xem thêm bài viết Chuẩn hóa hệ thống – yếu tố tiên quyết để vươn lên trong năm 2021.

Những lo lắng của doanh nghiệp khi thực hiện chuẩn hóa hệ thống

Dù hiểu được những lợi ích thực tế, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn đang trì hoãn thực hiện chuẩn hóa hệ thống. Nguyên nhân đến từ những lo lắng, bằn khoăn chưa được giải đáp.

1/ Lo lắng hao tốn nhiều thời gian, công sức thực hiện.

2/ Lo lắng gián đoạn hoạt động, đặc biệt là trong giai đoạn cận Tết như hiện nay.

3/ Lo lắng vấn đề chi phí.

4/ Lo lắng phải thay đổi những thói quen làm việc cũ, thiếu thoải mái do sự nghiêm ngặt của quy trình.

5/ Lo lắng không biết phải bắt đầu từ đâu.

Sự trì hoãn có thể khiến doanh nghiệp của bạn mất đi rất nhiều cơ hội: Xem thêm bài viết Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội – Gia tăng lợi thế từ Hiệp định EVFTA.

Những lo lắng này hoàn toàn có thể được giải quyết

Hiện nay, áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn quản lý quốc tế được xem là phương án tối ưu và phổ biến nhất để chuẩn hóa hệ thống. Các tiêu chuẩn này giúp doanh nghiệp thiết lập một checklist các việc cần làm, mục tiêu và thang đo nhờ đó dễ dàng định hướng thực hiện. Sau đó, chứng nhận quốc tế sẽ được cấp nếu thỏa mãn các yêu cầu đánh giá. Bên cạnh việc chuẩn hóa nội bộ, các tiêu chuẩn này còn giúp doanh nghiệp có được “tám vé thông hành” bước chân vào những thị trường lớn, đầy hứa hẹn.

Xem thêm bài viết Siêu hiệp định RCEP – Doanh nghiệp Việt được gì? tại đây.

Một yêu tố quan trọng trong quá trình thực hiện chuẩn hóa hệ thống chính là đơn vị tư vấn chứng nhận uy tín, chất lượng.

Đối với các khách hàng của LACO GROUP, chúng tôi luôn tìm ra những phương án tối ưu nhất nhằm đảm bảo tiến độ sản xuất, tiết kiệm thời gian, công sức của doanh nghiệp. Ví dụ như tư vấn cặn kẽ, chuyên nghiệp, hướng dẫn thực hiện cụ thể, bố trí các buổi đào tạo phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp, thời gian linh động, lộ trình rõ ràng.

Mặt khác, nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp, LACO GROUP hiện áp dụng chính sách chi nhỏ lộ trình thành toán:

  • Doanh nghiệp chỉ cần ứng trước 10% giá trị hợp đồng trước 1/1/2021 để hưởng ưu đãi tư vấn và “nhấn nút” khởi động dự án.
  • Phần tiền còn lại sẽ tiếp tục được chia nhỏ thành 2 đợt, thanh toán sau Tết Nguyên đán Tân Sửu (2021).

Như vậy, doanh nghiệp có thể hạn chế tối đa việc gián đoạn sản xuất, bớt đi mối lo về chi phí và có được chứng nhận phục vụ cho chiến lược kinh doanh mới ngay sau Tết – thời điểm hứa hẹn sự nhộn nhịp trở lại của thị trường.

Liên hệ ngay để được tư vấn và hỗ trợ thông tin!





Tiêu chuẩn quản lý chất lượngTiêu chuẩn an toàn thực phẩmTiêu chuẩn an toàn lao động & trách nhiệm xã hộiDược và thực phẩm chức năngDịch vụ cho thuê ban ISOĐào tạo huấn luyệnTư vấn pháp lý - pháp luậtĐăng ký mã số, mã vạchTruy xuất nguồn gốcĐánh giá nhà cung cấpPhần mềm quản trị ISOPRO

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *