Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội – Gia tăng lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Tháng 6/2020 vừa qua, Quốc hội đã phê chuẩn Hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và EU, mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các nhà xuất khẩu. Để nâng cao năng lực cũng như đáp ứng những yêu cầu quốc tế, doanh nghiệp cần áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng và đảm bảo trách nhiệm xã hội. Hai trong số những tiêu chuẩn phổ biến và được đối tác quốc tế tin tưởng nhất chính là BSCI và SMETA.

Hiệp đinh EVFTA là gì? – BSCI

EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hiệp định nhằm thúc đẩy hàng hóa xuất khẩu giữa hai bên bằng những chính sách ưu đãi thuế quan.

Xem thêm về EVFTA tại đây.

Đối với xuất khẩu của Việt Nam: 

Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.

Đối với hàng xuất khẩu của EU: 

Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế (chiếm 64,5% kim ngạch nhập khẩu). Tiếp đó, sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ EU được Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu. Sau 10 năm, mức xóa bỏ thuế quan là khoảng 98,3% số dòng thuế (chiếm 99,8% kim ngạch nhập khẩu). Đối với khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của EU, ta áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu dài hơn 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan theo cam kết WTO.

Tại sao doanh nghiệp cần áp dụng tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội ngay lúc này?

Trước khi đến với câu trả lời hãy tìm hiểu một chút về các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội

Hiện có hai tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội phổ biến nhất hiện nay là BSCI và SMETA (/SEDEX).

BSCI viết tắt của cụm từ Business Social Compliance Initiative – Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh ra đời năm 2003 từ đề xuất của Hiệp hội Ngoại thương (FTA). Bộ tiêu chuẩn này được thiết lập với mục đích thiết lập diễn đàn chung cho các quy tắc ứng xử và hệ thống giám sát ở châu Âu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Xem thêm về BSCI tại đây.

SMETA là một phương pháp đánh giá, cung cấp tổng hợp những kỹ thuật đánh giá việc thực hành đạo đức của doanh nghiệp tương tự như BSCI.

Xem thêm về SMETA tại đây.

Cả hai tiêu chuẩn đều được thiết kế để đánh giá tất cả các khía cạnh của trách nhiệm doanh nghiệp. Trong đó, gồm 4 trụ cột chính: người lao động, sức khỏe và tính an toàn, bảo vệ môi trường, đạo đức kinh doanh.

Và lý do để doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội chính là để tận dụng lợi thế của EVFTA

Thứ nhất, việc Hiệp định EVFTA được thông qua tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những yêu cầu để thương mại quốc tế thành công chính là cần phải có chứng nhận trách nhiệm xã hội. Chứng nhận này như một minh chứng trước nước nhập khẩu về mức độ đảm bảo trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng hàng hóa có áp dụng BSCI thì bản thân doanh nghiệp đó cũng cần phải triển khai tiêu chuẩn này trong hoạt động sản xuất, thương mại. Tóm lại, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội là tấm vé thông hành để doanh nghiệp Việt bước vào thị trường EU với những ưu đãi của EVFTA.

Thứ hai, Hiệp định mang lại lợi ích cho cả hai bên, nhà xuất khẩu EU cũng có được ưu đãi thuế, khi đó hàng hóa EU có danh tiếng, có chất lượng tốt, giá cả lại phải chăng trở thành thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế thương hiệu, uy tín và niềm tin đối với khách hàng, từ đó gia tăng năng lực cạnh tranh với những đơn vị xuất khẩu. Không chỉ là một tiêu chuẩn, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội trở thành một phương thức hiệu quả để quảng bá doanh nghiệp đến gần hơn với người tiêu dùng, lấy được thiện cảm của công chúng.

Lợi bất cập hại từ việc mua chứng nhận trách nhiệm xã hội

Kinh doanh và đặc biệt là kinh doanh quốc tế không đơn giản rằng “được thì trời cho, không được thì trò chơi”. Một số doanh nghiệp thấy được lợi ích từ chứng nhận trách nhiệm xã hội nhưng tư tưởng “ăn sổi ở thì” đã khiến họ đưa ra quyết định mua giấy, mua chứng nhận. Tuy nhiên, niềm tin của đối tác không đơn giản chỉ dựa trên một mảnh giấy, các cuộc đánh giá định kỳ, ngẫu nhiên mới là yếu tố quyết định năng lực đáp ứng tiêu chuẩn của doanh nghiệp. Chính vì vây, khi bị phát giác tiêu cực, hậu quả sẽ rất nặng nề. Uy tín thương hiệu chắc chắn sẽ sụp đổ hoàn toàn, đi kèm với đó là những biện pháp xử lý từ cơ quan chức năng và nguy cơ bồi thường hợp đồng rất lớn.

Chính vì vậy, doanh nghiệp cần có định hướng đúng đắn – làm thật, đạt chứng nhận thật thì mới có thể phát huy tối đa năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Liên hệ ngay để được tư vấn và thông tin hỗ trợ doanh nghiệp trong mùa dịch!





Tiêu chuẩn quản lý chất lượngTiêu chuẩn an toàn thực phẩmTiêu chuẩn an toàn lao động & trách nhiệm xã hộiDược và thực phẩm chức năngDịch vụ cho thuê ban ISOĐào tạo huấn luyệnTư vấn pháp lý - pháp luậtĐăng ký mã số, mã vạchTruy xuất nguồn gốcĐánh giá nhà cung cấpPhần mềm quản trị ISOPRO

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *