Kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng 7.1% vào năm 2021. Đây là thông tin vừa được đề cập tại bản báo cáo Global Outlook, quý 4 năm 2020 của Bộ kinh tế toàn cầu & Nghiên cứu thị trường – Ngân hàng OUB. Điều này mang đến tín hiệu khả quan cho doanh nghiệp Việt Nam. Ngay từ bây giờ, những nhà kinh doanh, nhà quản trị cần phải xác định các bước chuẩn bị nhằm đón đầu làn sóng phục hồi mạnh mẽ này của thị trường.
Cơ sở để kỳ vọng về một sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ
Thứ nhất, tình hình dịch COVID-19 đang được kiểm soát rất tốt tại Việt Nam. Các hoạt động kinh tế trong nước đang dần khôi phục trở lại. Bên cạnh đó, diễn biến dịch bệnh trên thế giới cũng phần nào được khống chế, thị trường kinh doanh quốc tế bắt đầu có nhiều khởi sắc.
Thứ hai, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, tuy nhiên dòng vốn FDI trong nửa đầu 2020 vẫn rất ổn định, cho thấy sự kỳ vọng rất lớn vào thị trường Việt Nam.
Thứ ba, Hiệp định EVFTA đã được thông qua, là cơ sở quan trọng thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam và EU. Với nhiều ưu đãi thuế và thủ tục cho cả hai bên, EVFTA tạo ra lợi thế về xuất khẩu nhưng cũng thách thức các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh với hàng hóa từ EU đổ vào thị trường Việt Nam.
Xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng
Ông Okabe Daisuke – Công sứ Nhật Bản tại Việt Nam cho rằng nền kinh tế Việt Nam đang vực dậy nhanh chóng sau đại dịch và Việt Nam sẽ là nước đầu tiên đón nhận lợi thế của đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
Cụ thể, chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp quốc tế mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Các công ty nội địa có thể là một mắt xích của chuỗi cung ứng hay chịu đựng áp lực cạnh tranh cực lớn từ liên minh này còn phụ thuộc vào động thái của mỗi doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần làm gì để đón đầu làn sóng tăng trưởng kinh tế?
Trước làn sóng tăng trưởng kinh tế 2021, vừa tạo động lực vừa gây áp lực cho các doanh nghiệp nội địa. Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự xâm nhập của các nhân tố nước ngoài, với các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao và nguồn vốn dồi dào. Vậy doanh nghiệp Việt cần làm gì để chiếm ưu thế sau chuỗi ngày dài “ngủ đông”?
Thứ nhất, cần chuẩn hóa hệ thống nội bộ, mang lại hiệu suất làm việc cao nhất với nguồn lực tiết kiệm nhất. Con người và quy trình làm việc chi phối mọi hoạt động của tổ chức, là yếu tố quan trong nhất để bứt phá thành công.
Thứ hai, cần nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. EVFTA và xu hướng đa dạng chuỗi cung ứng tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nước ngoài bước chân vào sân chơi Việt Nam. Điều này tạo ra nhiều thách thức với những công ty Việt Nam, hàng hóa muốn cạnh tranh hoặc muốn gia nhập liên minh cần phải được cải thiện chất lượng.
Thứ ba, cần nắm bắt xu hướng tiêu dùng “xanh”, “an toàn”, “trách nhiệm” hiện nay. Trước nhiều mối nguy về sức khỏe cũng như môi trường, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến tính “thân thiện” của sản phẩm, dịch vụ. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải có những động thái cụ thể để chứng minh một cách rõ ràng, khoa học nhất về những nỗ lực “phát triển xanh” của mình.
Nói thì dễ nhưng bằng cách nào?
Các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế hoàn toàn có thể giúp doanh nghiệp thực hiện những điều nêu trên. Ví dụ, ISO 9001:2015 (hệ thống quản lý chất lượng), ISO 22000:2018 (hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm); ISO 14001:2018 (hệ thống quản lý môi trường),… Không những kiểm soát tốt, các chứng nhận này còn là bằng chứng xác thực nhất để chứng minh năng lực doanh nghiệp, tạo lợi thế canh tranh và mở rộng thị trường.
LACO GROUP tự hào là đơn vị đồng hành, mang đến giải pháp phát triển cho nhiều doanh nghiệp Việt, thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý quốc tế. Tùy thuộc vào đặc thù mỗi ngành nghề và khả năng đáp ứng, LACO GROUP sẽ đưa ra các tư vấn tiêu chuẩn phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất cho từng doanh nghiệp.
Liên hệ ngay để được tư vấn và hỗ trợ thông tin!
- Hotline: 0965 498 222
- Facebook: LACO Group – Tư vấn hệ thống quản lý – Tư vấn ISO
- Địa chỉ: Tòa nhà Thúy Nam, 109 Cộng Hòa, phường 12, quận Tân Bình, TP. HCM.