Mở rộng thị trường xuất khẩu gỗ với tiêu chuẩn FSC

Việt Nam hiện là quốc gia đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu gỗ. Tuy nhiên, ngành gỗ nước ta còn khá bị động do chưa đảm bảo tốt nguồn nguyên liệu FSC nội địa. Điều này gây ra nhiều hạn chế về năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Liệu rằng trong 5 – 10 năm nữa ngành gỗ Việt Nam có đủ sức cạnh tranh khi vẫn còn duy trì phương thức sản xuất cũ.

Xem thêm về tiêu chuẩn FSCFSC-CoC tại đây.

Lợi thế cho doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn FSC

Chứng minh nguồn gốc minh bạch là vấn đề tiên quyết mà các doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ phải thực hiện khi muốn xuất khẩu. Đặc biệt, các thị trường càng lớn, mang lại giá trị lợi nhuận càng cao thì càng đòi hỏi khắt khe. Tiêu chuẩn FSC trở thành tiêu chí hàng đầu để những nhà nhập khẩu nước ngoài tin tưởng và lựa chọn sản phẩm gỗ Việt Nam.

Xem thêm về bài viết Tại sao ngành gỗ luôn thiếu nguyên liệu tại đây.

Hiệp định EVFTA được thông qua hồi tháng 8/2020 được đánh giá là sẽ tạo ra nhiều cơ hội to lớn cho ngành xuất khẩu gỗ Việt Nam. Từ đây, cánh cửa bước vào thị trường EU trở nên rộng mở cho nhiều doanh nghiệp. Bên cạnh những lợi thế cũng bao gồm một số thách thức cần vượt qua. Đó chính là việc phải áp dụng tiêu chuẩn FSC nhằm chứng minh nguồn xuất xứ cũng như chất lượng gỗ. Có thể nói FSC giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa lợi thế từ Hiệp định EVFTA để bứt phá và khẳng định thương hiệu.

Từ thực tế các trường hợp đạt chứng nhận FSC…

Tại Việt Nam, hiện đã có khá nhiều công ty chế biến gỗ áp dụng chứng nhận FSC-CoC (chuỗi hành trình sản phẩm) nhằm đón đầu thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu gỗ FSC trong nước lại khá hạn chế, khiến các doanh nghiệp này phải lệ thuộc vào lượng hàng nhập khẩu. Năm 2017, nguồn gỗ nguyên liệu nội địa đạt chuẩn để sản xuất sản phẩm xuất khẩu chỉ đạt 52%.

Xem thêm về Chuyển đổi nguồn cung nguyên liệu, đảm bảo xuất khẩu gỗ bền vững tại đây.

Cuối năm 2019, Quảng Nam có hơn 4426 ha diện tích rừng trồng sản xuất đạt chứng nhận FSC. Con số này ở Thừa Thiên Huế là 8000 ha ở Quảng Trị là 23400 ha và còn rất nhiều tỉnh thành khác đang thu được những lợi ích thiết thực từ FSC. Về đầu ra gỗ FSC có thể xem là luôn được “bao tiêu” thậm chí khan hiếm, giá trị thương mại cao hơn gỗ thông thường từ 15% – 20%.

Xem thêm về Lợi ích kép của trồng rừng gỗ lớn gắn với nông nghiệp chế biến tại đây.

Không những vậy, sau khi triển khai ở nhiều địa phương, FSC còn giúp xây dựng chiến lược khai thác rừng bền vững, hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường, ổn định đời sống người dân địa phương.

Áp dụng FSC có khó không?

Câu trả lời chắc chắn là có, nhưng không phải là không thể. Từ thực tế nêu trên có rất nhiều địa phương đã đạt chứng nhận FSC thành công. Bên cạnh đó những lợi ích kinh tế – xã hội mà tiêu chuẩn mang lại rất xứng đáng để doanh nghiệp quyết định đầu tư.

Một vấn đề quan trọng khác chính là doanh nghiệp cần chọn lựa được tổ chức tư vấn uy tín để cùng đồng hành. Không những cần đạt được chứng nhận mà còn phải duy trì chứng nhận, vượt qua 4 lần đánh giá trong 5 năm trước khi kết thúc thời hạn của tiêu chuẩn. Điều này rất cần đến một đội ngũ chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm, hiểu biết về FSC và đặc thù ngành lâm nghiệp nhằm đưa ra các tư vấn có giá trị thực tiễn cao.

Với năng lực đã được chứng minh trong nhiều dự án và nhiều năm kinh nghiệm, LACO GROUP hoàn toàn tự tin trở thành người bạn đồng hành của các doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam, thúc đẩy xuất khẩu, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội.

Liên hệ ngay để được tư vấn và hỗ trợ thông tin!





Tiêu chuẩn quản lý chất lượngTiêu chuẩn an toàn thực phẩmTiêu chuẩn an toàn lao động & trách nhiệm xã hộiDược và thực phẩm chức năngDịch vụ cho thuê ban ISOĐào tạo huấn luyệnTư vấn pháp lý - pháp luậtĐăng ký mã số, mã vạchTruy xuất nguồn gốcĐánh giá nhà cung cấpPhần mềm quản trị ISOPRO

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *