Doanh nghiệp cần biết: 10 điểm mới quan trọng trong Luật Lao động có hiệu lực từ 1/1/2021

Bộ luật Lao động 45/2019/QH14 sẽ có hiệu lực từ 1/1/2021. Trong đó bao gồm các quy định về tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động. Cập nhật những thay đổi trong Luật lao động có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý, vận hành tại các doanh nghiệp.

Bài viết dưới đây sẽ tóm tắt 10 điểm mới quan trọng nhất đối với doanh nghiệp trong Bộ luật Lao động 45/2019/QH14.

Tổng hợp, trích lược từ bài viết 17 điểm mới quan trọng tại Bộ luật Lao động 2019 ai cũng phải biết 17 điểm mới đáng chú ý của Bộ luật Lao động số: 45/2019/QH14.

1/ Tăng độ tuổi nghỉ hưu ở người lao động – Luật lao động

Theo quy định hiện hành, độ tuổi nghỉ hưu ở nam là 60 và ở nữ là 55. Tuy nhiên, kể từ 2021 tuổi nghỉ hưu ở nam là đủ 60 tuổi 3 tháng, ở nữ là 55 tuổi 4 tháng; sau mỗi năm sẽ tăng thêm 3 tháng ở lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ. Đến năm 2028, độ tuổi nghỉ hưu ở nam là 62. Đến năm 2035, độ tuổi nghỉ hưu ở nữ là 60.

2/ Không sử dụng hợp đồng thời vụ– Luật lao động

Hợp đồng lao động chỉ được giao kết theo 2 hình thức:

  • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
  • Hợp đồng lao động có thời hạn (không quá 36 tháng kể từ khi hợp đồng có hiệu lực).

3/ Tăng số lượng ngày nghỉ Lễ Quốc Khánh 2/9– Luật lao động

Từ 2021, người lao động sẽ được nghỉ Lễ Quốc Khánh 2/9 trong 2 ngày và được hưởng nguyên lương.

4/ Thêm trường hợp người lao động nghỉ việc riêng vẫn được hưởng nguyên lương– Luật lao động

Bổ sung thêm các trường hợp sau:

  • Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày.
  • Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

5/ Không ký hợp đồng để trừ nợ và không ép người lao động dùng lương để mua hàng hóa, dịch vụ của công ty

6/ Thêm trường hợp người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần báo trước

  • Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc, không đảm bảo điều kiện làm việc theo đúng thỏa thuận.
  • Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn.
  • Người lao động bị ngược đãi, xúc phạm, bị cưỡng bức lao động,… gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự.
  • Bị quấy rối tình dục nơi làm việc.
  • Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc.
  • Đủ tuổi nghỉ hưu (trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác).
  • Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực gây ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

7/ Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào tiền lương của doanh nghiệp

Doanh nghiệp được chủ động xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lương, trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận với người lao động.

8/ Người lao động có thể được “thưởng” không chỉ bằng tiền

“Thưởng” có thể là tiền hoặc tài sản hoặc các hình thức khác căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh và mức độ hoàn thành công việc của người lao động

9/ Tăng giờ làm thêm theo tháng lên 40 giờ

Thay vì 30 giờ như trước, luật mới cho phép tăng giờ làm thêm theo tháng lên 40 giờ (đối với ngành, sản xuất, gia công, dệt may, chế biến lâm – thủy – hải sản,…).

10/ Doanh nghiệp phải có bảng kê lương khi trả lương cho người lao động

Mỗi lần trả lương cho người lao động phải đi kèm một bảng kê lương, trong đó bao gồm: tiền lương, tiền tăng ca, các khoản khấu trừ,…

Liên hệ ngay để được tư vấn và hỗ trợ thông tin!





Tiêu chuẩn quản lý chất lượngTiêu chuẩn an toàn thực phẩmTiêu chuẩn an toàn lao động & trách nhiệm xã hộiDược và thực phẩm chức năngDịch vụ cho thuê ban ISOĐào tạo huấn luyệnTư vấn pháp lý - pháp luậtĐăng ký mã số, mã vạchTruy xuất nguồn gốcĐánh giá nhà cung cấpPhần mềm quản trị ISOPRO

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *