Theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP đã quy định các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường phải áp dụng ISO 14001:2015.
Cùng LACO GROUP tìm hiểu để áp dụng hiệu quả và tuân thủ luật pháp, hạn chế tối đa những rủi ro cho doanh nghiệp trong bài viết dưới đây.
Cụ thể về quy định áp dụng ISO 14001
Tại Nghị định 40/2019/NĐ-CP, Điều 25: Quy định về đối tượng và thời hạn hoàn thành hệ thống quản lý môi trường nêu rõ:
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đi vào hoạt động thuộc các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, đồng thời thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường phải có hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001.
2. Thời hạn hoàn thành hệ thống quản lý môi trường đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày dự án đi vào vận hành;
b) Trước ngày 31 tháng 12 năm 2020 đối với các cơ sở đang hoạt động.”
Xem chi tiết về Nghị định 40/2019/NĐ-CP tại đây.
Những nhóm ngành bắt buộc phải áp dụng ISO 14001 trước 31/12/2020
Theo Phục lục IIa, Mục I Phục lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP quy định các nhóm ngành bắt buộc phải có hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001, bao gồm các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường như sau:
Nhóm I
1. Khai thác, làm giàu quặng khoáng sản độc hại;
2. Luyện kim; tinh chế, chế biến khoáng sản độc hại; phá dỡ tàu biển;
3. Sản xuất giấy, bột giấy, ván sợi (MDF, HDF);
4. Sản xuất hóa chất, phân bón hóa học (trừ loại hình phối trộn); thuốc bảo vệ thực vật hóa học;
5. Nhuộm (vải, sợi), giặt mài;
6. Thuộc da;
7. Lọc hóa dầu;
8. Nhiệt điện than, sản xuất than cốc, khí hóa than, điện hạt nhân;
Nhóm II
9. Xử lý, tái chế chất thải; sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;
10. Có công đoạn xi mạ, làm sạch bề mặt kim loại bằng hóa chất;
11. Sản xuất pin, ắc quy;
12. Sản xuất clinker;
Nhóm III
13. Chế biến mủ cao su;
14. Chế biến tinh bột sắn; bột ngọt; bia, rượu, cồn công nghiệp;
15. Chế biến mía đường;
16. Chế biến thủy sản, giết mổ gia súc, gia cầm;
17. Sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử.
Xem chi tiết về Phục lục IIa, Mục I Phục lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP tại đây.
Vậy ISO 14001:2015 là gì?
ISO 14001 là hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT), bao gồm các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng, là tiêu chuẩn cốt lõi trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000. Trong đó, ISO 14001: 2015 là phiên bản mới nhất. ISO 14001 quy định các yêu cầu ảnh hưởng tới môi trường của tổ chức, doanh nghiệp. Đây cũng là tiêu chuẩn để xây dựng và chứng nhận hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001. ISO 14001 luôn hướng tới các tổ chức, doanh nghiệp có định hướng thực hiện hoặc cải tiến hệ thống quản lý môi trường của mình.
Xem thêm về tiêu chuẩn ISO 14001: 2015 tại đây.
Liên hệ ngay để được tư vấn và hỗ trợ thông tin!
- Hotline: 0965 498 222
- Facebook: LACO Group – Tư vấn hệ thống quản lý – Tư vấn ISO
- Địa chỉ: Tòa nhà Thúy Nam, 109 Cộng Hòa, phường 12, quận Tân Bình, TP. HCM.