Ngày 30/12/2020 là thời hạn cuối cùng để các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường phải áp dụng ISO 14001 theo Điều 25, Nghị định 40/2019/NĐ-CP. Không những thể hiện sự tuân thủ quy định chính phủ, ISO 14001 còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất một các tối ưu, hiệu quả.
Những lợi ích từ ISO 14001
Theo Tạp chí Năng suất & Chất lượng Công thương: “Tiêu chuẩn ISO 14001 không đưa ra những quy định hay tiêu chí cụ thể về môi trường mà chỉ đề ra các nguyên tắc trong công tác quản lý, và một trong những nguyên tắc quan trọng là doanh nghiệp/tổ chức phải phù hợp với các yêu cầu pháp quy sở tại”. Chính vì thế, ISO 14001 có tính thực tiễn rất cao, mang lại nhiều lợi ích quan trọng khi áp dụng:
- Giúp chủ doanh nghiệp, cấp quản lý có được một lộ trình kiểm soát chặt chẽ, từng bước hướng tới mục tiêu phát triển lâu dài.
- Đảm bảo tuân thủ quy định của chính phủ trong công tác Bảo vệ môi trường.
- Hạn chế cái rủi ro gây ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp, uy tín thương hiệu nhờ ngăn chặn, hạn chế các tác động tổn hại đến môi trường.
- Tiết kiệm chi phí sản xuất, sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu.
Tại sao ISO 14001 có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm hiệu quả chi phí sản xuất?
Các hoạt động bảo vệ môi trường đều bắt nguồn từ việc tiết kiệm các nguồn tài nguyên, sử dụng hiệu quả nguyên liệu đầu vào, hạn chế lượng “rác thải” (chất lỏng, chất rắn, chất khí).
Khi áp dụng ISO 14001, doanh nghiệp sẽ xây dựng được một bộ quy trình quản lý, kiểm soát vừa hài hòa với thực tế doanh nghiệp vừa đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn. Không chỉ hướng tới đối tượng “môi trường”, tiêu chuẩn còn giúp đánh giá vòng đời sản phẩm, gắn nhãn sinh thái, xác định và kiểm kê nguồn nguyên liệu đầu vào – đầu ra,… Bên cạnh đó, việc không ngừng cải tiến cũng giúp tiêu chuẩn ngày một đắc lực hơn khi áp dụng vào thực tế doanh nghiệp.
Chứng nhận ISO 14001 “giả” và các hệ lụy nặng nề
Hiện nay, đứng trước áp lực thời hạn của Nghị định 40/2019/NĐ-CP và nhu cầu từ phía đối tác, khách hàng, một số doanh nghiệp chấp nhận bỏ ra số tiền không hề nhỏ chỉ để mua về một chứng nhận giả.
“Mua rẻ nhưng trả giá đắt”
Rõ ràng, xét về số tiền phải bỏ ra thì “mua” chứng nhận có giá thấp hơn phương án áp dụng thật – chứng nhận thật. Tuy nhiên, xét về bản chất, về giá trị thực sự doanh nghiệp nhận được, có đáng để bỏ ra số tiền triệu, chục triệu chỉ đề mua về một tờ giấy vô giá trị được rao bán tràn lan?
Mặt khác, nguyên tắc của các chứng nhận quốc tế nói chung và ISO 14001 nói riêng chính là hoạt động kiểm tra, đánh giá định kỳ, ngẫu nhiên của khách hàng, đối tác. Bên cạnh đó, sự kiểm tra, rà soát thường xuyên của cơ quan chức năng có thẩm quyền chắc chắn sẽ khiến các doanh nghiệp “mua giấy” phải trả giá đắt.
Một rủi ro khác mà doanh nghiệp không thể lường trước đến từ các đối thủ, việc cạnh tranh có thể dẫn đến các trường hợp tố giác. “Mua giấy” lúc này không giúp ích bất cứ điều gì cho doanh nghiệp lại trở thành điểm yếu để đối thủ “nắm thóp”. Hành vi sai trái bị phát giác, thương hiệu bao công gây dựng chắc chắn sẽ sụp đổ, bị xử lý hành chính, bồi thường và thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Liên hệ ngay để được tư vấn và hỗ trợ thông tin!
- Hotline: 0965 498 222
- Facebook: LACO Group – Tư vấn hệ thống quản lý – Tư vấn ISO
- Địa chỉ: Tòa nhà Thúy Nam, 109 Cộng Hòa, phường 12, quận Tân Bình, TP. HCM.