Trách nhiệm xã hội & Chiến lược truyền thông hiệu quả của doanh nghiệp

Công chúng và khách hàng ngày càng dành nhiều sự quan tâm cho các vấn đề xã hội như ô nhiễm môi trường, đạo đức doanh nghiệp, tai nạn lao động,… Chính vì vậy, truyền thông về trách nhiệm xã hội trở thành một chiến lược hàng đầu được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

Xem thêm bài viết Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở việt nam nhằm mục tiêu phát triển bền vững tại đây.

Hiểu về trách nhiệm xã hội

Trách nhiệm xã hội (Corporate Social Responsibility – CSR) là những hoạt động được thực hiện bởi doanh nghiệp nhằm mang lại lợi ích cho 3 đối tượng chính: người lao động, môi trường và cộng đồng xã hội nói chung.

Ngày nay, không chỉ những tập đoàn, công ty lớn mới thực hiện trách nhiệm xã hội mà ngay cả những doanh nghiệp nhỏ cũng đẩy mạnh hoạt động này và xem đó như core value – giá trị cốt lõi của mình.

Khảo sát do Viện Khoa học Lao động và Xã hội tiến hành gần đây trên 24 doanh nghiệp thuộc hai ngành Dệt may và Da giày đã chứng minh lợi ích CSR mang lại: doanh thu tăng 25%, năng suất lao động tăng 34,2 lên 35,8 triệu đồng/lao động/năm, tỷ lệ hàng xuất khẩu tăng từ 94% lên 97%.
Như vậy, CSR không chỉ mang lại lợi ích cho cộng đồng mà còn xây dựng nền móng vững chắc để doanh nghiệp thu về những số liệu tăng trưởng đáng tự hào.

Truyền thông về CSR – chiến lược không bao giờ cũ

Để truyền thông về CSR hiệu quả doanh nghiệp cần xác định 2 yếu tố: thông điệp và công cụ.

  • Về thông điệp:

Doanh nghiệp cần chọn một hoặc một số thông điệp cốt lõi để thực hiện hoạt động truyền thông như: bảo vệ môi trường, an toàn lao động, chiến dịch thiện nguyện, chứng nhận trách nhiệm xã hội mà doanh nghiệp đang áp dụng,… Điều quan trọng là không nên quá tham lam, truyền thông cùng lúc quá nhiều giá trị đến công chúng khiến họ cảm thấy khó ghi nhớ, khó đọng lại trong tâm trí.

Xem thêm về 4 tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội phổ biến nhất hiện nay tại đây.

Các ví dụ về chiến dịch truyền thông CSR hiệu quả như:

  1. Nhãn hàng Love Beauty & Plannet với thông điệp bảo vệ môi trường
  2. Ví điện tử Momo với chiến dịch quyên góp heo vàng.
  • Về công cụ truyền thông:

Có hai kênh truyền thông phổ để doanh nghiệp cân nhắc áp dụng là kênh online, kênh offline, chắc chắn đều đã rất quen thuộc với doanh nghiệp và không cần phải giải thích thêm. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp sử dụng thông điệp truyền thông về việc áp dụng chứng nhận CSR có thể sử dụng hình thức truyền thông liên kết giữa ba bên: doanh nghiệp – đơn vị tư vấn chứng nhận – đơn vị cấp chứng nhận để đạt hiệu quả lan tỏa cao nhất.

Yếu tố quan trọng nhất để thực hiện chiến dịch truyền thông về trách nhiệm xã hội là gì?

Để thực hiện chiến dịch truyền thông về CSR chắc chắn yếu tố quan trọng nhất và trước nhất chính là doanh nghiệp cần phải thực hiện CSR. Tuy nhiên, với sự tràn lan của các thông tin như hiện nay, công chúng ngày càng khó đặt niềm tin vào các dạng thông điệp này. Doanh nghiệp cần bằng chứng xác thực hơn và được bảo chứng trách nhiệm bởi các đơn vị uy tín. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện khi áp dụng tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội.

 

Xem thêm về 4 lý do doanh nghiệp cần phải thực hiện trách nhiệm xã hội tại đây.

Không những tạo được sức nặng thông điệp, các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội này còn giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, hợp tác kinh doanh quốc tế và nâng thương hiệu lên một tầm cao mới.

Điều quan trọng nhất cần nhớ là doanh nghiệp cần phải làm thật – đạt chứng nhận thật, vì những tiêu cực khi bị phát giác có thể để lại hậu quả khủng hoảng truyền thông không thể khắc phục.

Liên hệ ngay để được tư vấn và hỗ trợ thông tin!





Tiêu chuẩn quản lý chất lượngTiêu chuẩn an toàn thực phẩmTiêu chuẩn an toàn lao động & trách nhiệm xã hộiDược và thực phẩm chức năngDịch vụ cho thuê ban ISOĐào tạo huấn luyệnTư vấn pháp lý - pháp luậtĐăng ký mã số, mã vạchTruy xuất nguồn gốcĐánh giá nhà cung cấpPhần mềm quản trị ISOPRO

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *