Đừng đợi đến khi khách hàng yêu cầu mới áp dụng ISO

Một trong những mục đích căn bản của ISO chính là việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, đối tác. Tuy nhiên, do chưa hiểu đúng về tầm quan trọng của tiêu chuẩn, mục đích cơ bản này lại trở thành lý do chính để một số doanh nghiệp quyết định áp dụng các tiêu chuẩn quản lý. Điều này không sai nhưng nếu xem xét trong dài hạn, tư tưởng “bóc ngắn cắn dài” có thể gây nên những cảm trở trên con đường phát triển của cả doanh nghiệp.

Áp dụng ISO để đáp ứng yêu cầu của khách hàng chỉ là mục tiêu căn bản

ISO mang đến một quy trình quản lý chặt chẽ, kiểm soát tối ưu các rủi ro. Chính vì vậy, chất lượng sản phẩm cũng được cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, các loại tiêu chuẩn như ISO 45000 (quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp), ISO 14000 (bảo vệ môi trường), ISO 15378 (bao bì dược), ISO 13485 (dụng cụ y tế), ISO 17025 (phòng thí nghiệm),… được áp dụng cho một số ngành nghề cụ thể; trở thành thang đo đánh giá năng lực và là cơ sở để khách hàng, đối tác đặt niềm tin vào doanh nghiệp.

Hiện nay, hầu hết khách hàng, đối tác lớn đều yêu cầu nhà cung cấp phải có ISO (hoặc các tiêu chuẩn quản lý quốc tế tương tự khác). Những chứng nhận này trở thành tấm vé thông hành, để doanh nghiệp bước chân vào thị trường đầy hứa hẹn.

Đừng đợi đến khi khách hàng yêu cầu mới áp dụng ISO

Thử tưởng tượng nếu bạn là một đối tác đang tìm kiếm nguồn hàng chất lựng cao, giữa hai nhà cung cấp, một bên đã có ISO; một bên chưa áp dụng ISO, và bạn phải chờ họ áp dụng tiêu chuẩn; vậy bạn sẽ lựa chọn ai?

Dĩ nhiên, câu trả lời còn cần cân nhắc nhiều yếu tố như giá cả, khu vực địa lý phù hợp cho vận chuyển, sản lượng đáp ứng,… Nhưng rõ ràng rằng, doanh nghiệp đã áp dụng ISO sẽ có nhiều lợi thế hơn vì đảm bảo được chất lượng hàng hóa, minh chứng được năng lực sản xuất, hợp pháp các thủ tục phục vụ quá trình xuất – nhập hàng hóa ở nhiều thị trường.

Khách hàng, đối tác không thể chờ đợi doanh nghiệp. Bản thân doanh nghiệp cũng không nên “chờ đợi” ai đó yêu cầu thì mới chịu phát triển mà cần phải hoạch định chiến lược ngay từ đầu để nắm bắt nhiều cơ hội lớn.

Đừng “lấy” ISO – Hãy áp dụng ISO một cách triệt để

Suy cho cùng, kỳ vọng lớn nhất của khách hàng, đối tác chính là chất lượng sản phẩm, sự chuyên nghiệp trong quy trình của nhà cung cấp; nhằm tạo thuận lợi trong quá trình truy xuất, kiểm soát và thương mại. Chứng nhận ISO là một minh chứng cho nỗ lực tuân thủ nghiêm ngặt của doanh nghiệp.

Chính vì vậy, suy nghĩ chỉ cần “lấy” được ISO và không áp dụng thực tế là hoàn toàn sai lầm. Khách hàng, đối tác luôn có những đợi kiểm tra, đánh giá định kỳ, ngẫu nhiên; nhà cung cấp không đạt chuẩn rất có thể bị ngừng hợp đồng hoặc phạt hợp đồng do không tuân thủ thỏa thuận.

Để áp dụng ISO một cách triệt để, doanh nghiệp nên suy nghĩ đến những lợi ích mà ISO mang lại cho chính tổ chức của mình như: chuẩn hóa quy trình, hệ thống; kiểm soát thất thoát; giảm chi phí sản xuất; xây dựng đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp;… Mặt khác, việc áp dụng triệt để ISO cũng giúp doanh nghiệp duy trì được chứng nhận, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm, xây dựng thương hiệu ngày một lớn mạnh trên thị trường.

Liên hệ ngay để được tư vấn và hỗ trợ thông tin!





Tiêu chuẩn quản lý chất lượngTiêu chuẩn an toàn thực phẩmTiêu chuẩn an toàn lao động & trách nhiệm xã hộiDược và thực phẩm chức năngDịch vụ cho thuê ban ISOĐào tạo huấn luyệnTư vấn pháp lý - pháp luậtĐăng ký mã số, mã vạchTruy xuất nguồn gốcĐánh giá nhà cung cấpPhần mềm quản trị ISOPRO

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *